Khủng bố đòi nợ qua điện thoại: ‘Oan có đầu, nợ có chủ’

Người khác vay tiền nhưng bỗng dưng mình bị chủ nợ gây áp lực. Bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh này chưa? Xử lý như thế nào với những cuộc gọi, tin nhắn “khủng bố” đòi nợ?

Đây không phải số điện thoại của các nhà mạng viễn thông hiện nay. Bằng chứng là khi gọi trở lại sẽ luôn nghe “điệp khúc” quen thuộc “số máy quý khách vừa gọi không có”.

Bỗng dưng “gánh” nợ

Anh P.N.T., 44 tuổi, cư trú tại P.Thới Hòa, TP.Bến Cát (Bình Dương), bức xúc phản ánh đến Một Thế Giới sự việc anh liên tục bị “khủng bố” tinh thần qua điện thoại.

Mệt mỏi, bực mình đến phát cáu, cũng là cảm xúc của những ai rơi vào tình huống như anh T., khi bị các cuộc gọi từ trên trời rơi xuống này.

Anh T. kể lại: “Hơn một tháng nay, thuê bao của tôi thường xuyên bị nhiều số điện thoại lạ gọi đến và nhắn tin SMS, với cùng một nội dung: “Hãy nói với N.M.V. rằng trả nợ gấp, nếu không sẽ gặp phiền phức”. Trong khi tôi không hề biết N.M.V. là ai”.

“Dĩ nhiên, tôi đã “biên tập” lại câu chữ, cách diễn đạt theo hướng nhẹ nhàng hơn, dễ nghe hơn so với những ngôn từ ớn lạnh của “chủ nợ”. Tôi cũng nêu thắc mắc tại sao không phải là người vay tiền, nhưng lại bị “dí” đòi nợ. Câu trả lời tôi nhận được thật bất ngờ và rất “sốc”: do người vay tiền đã cung cấp số điện thoại của tôi, với lý do: khi cần hãy liên hệ cho chủ thuê bao này” – anh T. bất bình thuật lại.

anh-1-mot-trong-hang-tr-am-tin-nhan-khung-bo-tinh-than-doi-bom-vao-dien-thoai-cua-anh-p.n.t..jpg
Ảnh chụp màn hình điện thoại của anh P.N.T về việc bị tin nhắn “khủng bố” – Ảnh: NVCC

Không thể xác định người nào đó vay tiền, lại còn “bán cái” cho mình là ai. Anh T. chỉ biết đoán rằng đây có thể là một “màn kịch”, được kẻ xấu dựng lên khiến người dùng điện thoại rơi vào trạng thái tâm lý bực bội có, lo lắng có, sợ hãi có. Sau cùng, bị khủng hoảng tinh thần, vượt quá sức chịu đựng sẽ phải cắn răng chấp nhận chuyển khoản, trả nợ thay cho “ai đó” để mong được yên thân.

Tuy nhiên, nếu bất đắc dĩ chọn giải pháp trên thì quả là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Bởi lẽ “thấy bở đào mãi”, ngay sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt cuộc gọi, tin nhắn “dội bom”, với thủ đoạn tương tự nhằm “khai thác” tiếp nguồn lợi từ “việc nhẹ lương cao” này.

“Cần tỉnh táo, bình tĩnh!”

Đó cũng là lời khuyên anh T. đưa ra với bạn đọc và người dân, để tránh mắc bẫy kẻ gian. Số điện thoại “ảo”, câu chuyện cũng hoàn toàn bịa đặt nhằm đánh vào điểm yếu tâm lý người nghe. Vậy nhưng, nếu không cảnh giác thì sẽ có hậu quả thật.

Rất dễ thấy toan tính của các đối tượng trong câu chuyện trên. Không kết bạn zalo, facebook, không đăng tải trên mạng xã hội để cơ quan chức năng khó truy vết. Chúng dùng phương pháp liên lạc “truyền thống”, là gọi trực tiếp hoặc nhắn tin SMS.

Chiêu thức “đánh hội đồng” bằng nhiều số điện thoại khác nhau, quả nhiên lợi hại. Thấy số lạ người dùng vẫn phải bấm nghe, sau đó dù thực hiện thao tác chặn cuộc gọi cũng trở nên vô ích, bởi lẽ không loại trừ khả năng là số từ các thiết bị phát sóng BTS lậu, chỉ dùng một lần theo hướng gọi đi, mà không “nhận lại”.

Thủ đoạn kiếm tiền cũng hoàn toàn khác với nhiều chiến thuật trước đây. Đối tượng lấy danh nghĩa chủ nợ, yêu cầu người nghe tác động với “con nợ” thanh toán tiền vay. Những người phải chịu trận vì kiểu gọi gây sức ép này, được tránh mang tiếng vay tiền. Chẳng qua là trả tiền giúp “ai đó” để thoát khỏi cảnh bị khủng bố.

Người dùng điện thoại rất cần đề cao cảnh giác, với mánh khóe tương tự với “quýt làm cam chịu” nói trên. Oan có đầu, nợ có chủ, khi có dấu hiệu bị “đòi nợ” thay, không nên tiếp nhận những cuộc gọi từ số lạ. Trường hợp người quen gọi có việc khẩn cấp, chắc chắn sẽ để lại tin nhắn và xưng danh tính, khi ấy hồi âm cũng không muộn.

anh-4-thu-doan-cua-cac-doi-tuong-goi-dien-doi-no-chinh-la-khung-bo-tinh-than-bang-nhieu-so-khac-nhau..jpg
Ảnh chụp màn hình điện thoại của P.T.T.M về các cuộc gọi “khủng bố” tinh thần – Ảnh: NVCC

P.T.T.M., sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học tại quận 1 (TP.HCM), cũng đang mệt mỏi với những cuộc gọi với lời lẽ mất văn hóa. “Chúng như “vòi bạch tuộc”, tôi chặn số này thì chúng gọi bằng số khác” – M. giải thích thêm.

Những trò lừa đảo nghe qua rất vô lý, xưa như trái đất nhưng kẻ gian vẫn “làm ăn” được, có thể kể đến giả danh shipper, nhân lúc người dân vắng nhà thông báo có đơn hàng đề nghị thanh toán online. Bỗng nhiên nhận được “quà tặng” rẻ tiền kèm phiếu cào trúng thưởng, yêu cầu quét mã QR để nhận giải. Vừa thực hiện xong sẽ biết ngay là không được nhận quà, lại còn bị “tiền mất hận mang”, tiền trong tài khoản “bốc hơi”. Bạn đọc cần cẩn thận, cảnh giác trên không gian mạng và cả những gì được “cầm trên tay”, sẽ không bao giờ thừa.

Nguồn: https://1thegioi.vn/khung-bo-doi-no-qua-dien-thoai-oan-co-dau-no-co-chu-231471.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Bài đăng mới

Bộ Y tế lên tiếng về trách nhiệm trong vụ gần 600 loại sữa giả bán trên thị trường

Về vụ việc gần 600 nhãn hiệu sữa giả tiêu thụ trên thị trường được công an phát hiện, ngày 15.4, Bộ Y tế đã lên tiếng về trách nhiệm trong vụ việc này, khẳng định sẽ phối hợp

Ứng dụng công nghệ thông tin ai cũng có thể làm, nhưng chuyển đổi số thì phải do người đứng đầu

Ông Phạm Đức Long – Thứ trưởng Khoa học – Công nghệ khẳng định “Ứng dụng công nghệ thông tin thì phổ biến, ai cũng có thể làm nhưng chuyển đổi số thì chỉ người đứng đầu, vì chỉ

Lần đầu tiên tại Việt Nam có trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng xuất sắc

Ngày 14.4, Tổ chức dị ứng thế giới (WAO) đã chính thức công nhận Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng thuộc Hệ thống y tế Vinmec là trung tâm xuất sắc (COE). Đây là đơn vị

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong xử lý SIM rác

Trả lời phản ánh của cử tri, Bộ TT-TT (nay là Bộ KH-CN) cho biết đơn vị sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng giải pháp công nghệ trong việc chủ động phát hiện, xử lý