Ăn dứa không đúng cách có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Dù trong quả dứa (hay còn gọi là thơm, khóm…) có nhiều chất như: chất xơ, bromelain, photpho, vitamin C, kali, canxi… giúp hỗ trợ tốt tiêu hóa, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe.

Ngày 22.7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra cảnh báo và lưu ý người dân về việc ăn dứa.

Theo Cục An toàn thực phẩm, dứa chứa một lượng đáng kể chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn. Nó cũng chứa bromelain được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Điều này rất hữu ích với những người bị suy tuyến tụy, tình trạng tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa mà cơ thể cần.

an-dua-khong-dung-cach-co-nguy-co-ngo-hinh-anh.png

Dứa có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn không đúng cách – Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi ăn dứa cần cắt gọt hết các mắt vì có nguy cơ ngộ độc, gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Bộ phận này chứa một số nấm như candida, nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều dứa vì dễ bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng do tiêu thụ quá nhiều vitamin C trong dứa. Thành phần axit trong dứa nếu ăn quá nhiều sẽ gây sâu răng.

Khi ăn nhiều dứa, một số người có thể cảm thấy rát hoặc khó chịu trong miệng, môi hoặc lưỡi. Đây là tác dụng phụ do enzyme bromelain (có nhiều trong lõi và vỏ dứa) gây nên. Hầu hết trường hợp cảm giác đau rát này sẽ tự mất đi sau vài giờ.

Những người đang dùng thuốc kháng sinh, chống đông máu, làm loãng máu, điều trị mất ngủ, chống trầm cảm cũng không nên ăn nhiều dứa. Thành phần enzym bromelain có trong quả dứa có thể kháng tiểu cầu lên máu, làm tăng khả năng chảy máu quá mức.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân không nên ăn dứa cùng thực phẩm như sữa, củ cải, trứng. Nếu ăn dứa kết hợp với sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ làm giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa. Phản ứng giữa các chất trong dứa với protein trong sữa tạo thành chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.

Ăn dứa kết hợp với củ cải sẽ gây hiện tượng bốc hỏa, nổi mẩn khắp cơ thể; phá hủy vitamin C, ức chế chức năng tuyến giáp, dễ gây bướu cổ; tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Dứa kết hợp với trứng gây đầy bụng, khó tiêu; đau dạ dày, tiêu chảy; sốt, đau nhức cơ thể. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc, gây khó chịu.

Theo Cục An toàn thực phẩm, trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản… Do đó, những người mắc các bệnh dưới đây không nên ăn dứa.

Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người huyết áp cao

Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu, choáng váng… dễ có nguy cơ tăng huyết áp.

Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng

Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người dễ bốc hỏa

Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.

Nguồn: https://1thegioi.vn/an-dua-khong-dung-cach-co-nguy-co-bi-ngo-doc-thuc-pham-220864.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
thuoc-la-dien-tu-thuoc-la-nung-nong-co-nguy-hiem-hon-thuoc-la-co-dien-hinh-anh.png

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống?

Thuốc lá điện tử hay thuốc lá nung nóng đều chứa chất gây nghiện cao, nicotine cũng như các ch

Bài đăng mới

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ

Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025

Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 – 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ). Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ-TB-XH)

Phương pháp mới trong việc lưu trữ năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái đất mỗi ngày đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng của toàn thể nhân loại trong hơn một năm. Năng lượng mặt trời rất dồi dào nên tất cả những gì

TP.HCM và ĐBSCL hợp tác phát triển

Tối 29.11, tại TP.Cần Thơ, UBND TP.HCM phối hợp với UBND các tỉnh thành vùng ĐBSCL tổ chức Hội nghị sơ kết “Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh thành