Đến năm 2035 sẽ có 90% học sinh được thực hành kỹ năng phòng chống đuối nước

Theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg, đến năm 2035, 90% học sinh ở Việt Nam sẽ được thực hành kỹ năng phòng chống đuối nước.

Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1717/QĐ-TTg phê duyệt chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025-2035.

Mục đích của chương trình nhằm tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh nhằm nâng cao năng lực tự phòng ngừa, tự bảo vệ của học sinh trước nguy cơ bị đuối nước; bảo đảm điều kiện và tổ chức hiệu quả việc dạy bơi an toàn cho học sinh để tăng tỷ lệ học sinh biết bơi và biết kỹ năng phòng chống đuối nước, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bị đuối nước.

hocinhboi19.5.jpeg
Ảnh minh họa

Chương trình phấn đấu đến năm 2030, 95% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các cá nhân liên quan được truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về phòng chống đuối nước học sinh và đạt tỷ lệ 100% vào năm 2035. Đến năm 2030, 70% học sinh được dạy kiến thức và thực hành kỹ năng phòng, chống đuối nước và đạt tỷ lệ 90% vào năm 2035.

Đến năm 2035, tối thiểu 30% trường tiểu học, 25% trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có bể bơi (cố định hoặc di động) và duy trì hoạt động hiệu quả. 70% xã/phường/thị trấn có ít nhất một bể bơi để phục vụ việc dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trên địa bàn. Đến năm 2030, mỗi trường có ít nhất 2 giáo viên được bồi dưỡng, cấp chứng nhận và có đầy đủ năng lực để tổ chức dạy bơi an toàn cho học sinh và đạt ít nhất 3 giáo viên vào năm 2035.

Để đạt được các mục tiêu trên, chương trình đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phòng chống đuối nước học sinh; giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước và dạy bơi an toàn cho học sinh; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc tổ chức dạy bơi an toàn trong trường học; đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi và kinh phí chi thường xuyên cho các nhà trường; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người làm công tác y tế trường học…

Bộ Giáo dục – Đào tạo là cơ quan thường trực xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện chương trình; chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nhiệm vụ tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho học sinh; xây dựng tài liệu và hướng dẫn thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống đuối nước học sinh trong trường học…

Ngoài ra, Bộ Giáo dục – Đào tạo đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình nếu cần thiết; tổ chức sơ kết chương trình vào năm 2030 và tổng kết chương trình vào năm 2035.

Nguồn: https://1thegioi.vn/den-nam-2035-se-co-90-hoc-sinh-duoc-thuc-hanh-ky-nang-phong-chong-duoi-nuoc-228007.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
a 1

Ứng dụng công nghệ thông tin ai cũng có thể làm, nhưng chuyển đổi số thì phải do người đứng đầu

Ông Phạm Đức Long – Thứ trưởng Khoa học – Công nghệ khẳng định “Ứng dụng công ng
cuc

Chức năng, quyền hạn của Cục Báo chí khi được sáp nhập về Bộ VH-TT-DL

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ký quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ c

Bài đăng mới

Bộ Y tế lên tiếng về trách nhiệm trong vụ gần 600 loại sữa giả bán trên thị trường

Về vụ việc gần 600 nhãn hiệu sữa giả tiêu thụ trên thị trường được công an phát hiện, ngày 15.4, Bộ Y tế đã lên tiếng về trách nhiệm trong vụ việc này, khẳng định sẽ phối hợp

Ứng dụng công nghệ thông tin ai cũng có thể làm, nhưng chuyển đổi số thì phải do người đứng đầu

Ông Phạm Đức Long – Thứ trưởng Khoa học – Công nghệ khẳng định “Ứng dụng công nghệ thông tin thì phổ biến, ai cũng có thể làm nhưng chuyển đổi số thì chỉ người đứng đầu, vì chỉ

Lần đầu tiên tại Việt Nam có trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng xuất sắc

Ngày 14.4, Tổ chức dị ứng thế giới (WAO) đã chính thức công nhận Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng thuộc Hệ thống y tế Vinmec là trung tâm xuất sắc (COE). Đây là đơn vị

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong xử lý SIM rác

Trả lời phản ánh của cử tri, Bộ TT-TT (nay là Bộ KH-CN) cho biết đơn vị sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng giải pháp công nghệ trong việc chủ động phát hiện, xử lý