Thương mại điện tử doanh thu hàng trăm tỉ USD, dùng AI để quản lý thuế

Số thuế tử hoạt động thương mại điện tử đã nộp về ngân sách tăng dần theo từng năm, trong đó năm 2023 ghi nhận hơn 97 ngàn tỉ đồng

Ngày 28/4, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng được mở rộng và với sự đa dạng về mô hình hoạt động, nhiều đối tượng tham gia, với sự tăng trưởng được đánh giá là nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thương mại điện tử doanh thu hàng trăm tỉ USD, dùng AI để quản lý thuế- Ảnh 1.

Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt hàng trăm tỉ USD

Theo Tổng cục Thuế, sự phát triển của TMĐT cũng đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với công tác quản lý thuế như khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, áp dụng quản lý hiện đại, hiệu quả, phù hợp thông lệ quốc tế…

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT với nhiều kết quả khả quan. Theo đó, năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỉ đồng (tương đương 130,57 tỉ USD), với số thuế đã nộp là 83 ngàn tỉ đồng. Năm 2023 doanh thu quản lý là 3,5 triệu tỉ đồng (tương đương 146,28 tỉ USD), số thuế đã nộp là 97 ngàn tỉ đồng.

Bên cạnh đó, đến nay, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế với số thuế là trên 14,5 ngàn tỉ đồng. Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, số thuế của các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp tại Việt Nam là 2.998 tỉ đồng.

Cơ quan thuế cho biết để tăng cường quản lý thuế với hoạt động TMĐT, đến nay đã hoàn thành việc tích hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử (VneID) với các nền tảng quản lý thuế của cơ quan thuế. Kết quả đến nay có 663.157 lượt kết nối, tổng số công dân truy cập là 400.791 lượt.

Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước đã bước đầu hoàn thành việc chia sẻ cơ sở dữ liệu cho Tổng cục Thuế, bao gồm: dữ liệu của 929 website cung cấp dịch vụ TMĐT; dữ liệu về 130 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực: viễn thông, quảng cáo, phát thanh truyền hình; dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại.

Trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục tổ chức dữ liệu, phân tích rủi ro trong đó có sử dụng phương pháp học máy – áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo và triển khai các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo từng đối tượng có hoạt động kinh doanh TMĐT theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

Ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết song song với các giải pháp nói trên, ngành thuế tập trung tăng cường công tác rà soát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức có hoạt động TMĐT, qua đó đã hướng dẫn người nộp thuế hoạt động kinh doanh TMĐT kê khai, nộp thuế theo quy định đồng thời xử lý vi phạm đối với những trường hợp không chấp hành việc kê khai theo quy định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Bài đăng mới

Chuyển đổi số tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách mới về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; quy định mới về mức lãi suất… có hiệu lực từ tháng 11/2024. Chính sách mới có hiệu lực

Những loại thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng?

Thử thuốc trên lâm sàng là hoạt động khoa học nghiên cứu thuốc trên người tình nguyện nhằm thăm dò hoặc xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc; nhận biết, phát hiện phản ứng có hại

Những điều cần biết về Temu và rủi ro khi mua sắm trên nền tảng chưa đăng ký

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam với những ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Bên cạnh việc giá sản phẩm trên ứng dụng rất rẻ, người tiêu dùng còn ngạc nhiên vì